Chào mừng đến với Cổng thông tin Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Cao Bằng
Dự án Phong Nam Station đạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Cao Bằng lần thứ nhất, năm 2023 – 2024.

Dự án Phong Nam Station đạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Cao Bằng lần thứ nhất, năm 2023 – 2024.

Ngày 08-10-2024 Lượt xem 43

Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Cao Bằng lần thứ nhất, năm 2023 – 2024 đã thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp, nhất là thanh niên, phụ nữ, nông dân, học sinh, sinh viên, giảng viên, nhà khoa học, nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh tham gia. Trong số 24 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của 14 tác giả, 10 nhóm tác giả tham gia đăng ký cuộc thi, thuộc lĩnh vực nông nghiệp, du lịch - ẩm thực, giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin, truyền thông. Ý tưởng dự án Phong Nam Station (Trạm cung cấp thông tin và dịch vụ cuối, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc địa phương thông qua hoạt động vận hành mô mình du lịch cộng đồng bền vững), của tác giả Trần Anh Dũng đến từ Phường Hợp Giang Thành Phố Cao Bằng, đã xuất sắc đoạt giải Nhất cuộc thi.

Ảnh: Tác giả Trần Anh Dũng  Phường Hợp Giang Thành Phố Cao Bằng thuyết trình Dự án Phong Nam Station tại cuộc thi

Ý tưởng dự án Phong Nam Station, được triển khai thực hiện tại xã Phong Nặm – huyện Trùng Khánh – tỉnh Cao Bằng, cách thị trấn Trùng Khánh khoảng 6 km, cách thành phố Cao Bằng khoảng 71 km. Xã Phong Nặm được thiên nhiên ưu ái ban tặng dòng sông Quây Sơn hiền hòa, với thung lũng nguyên sơ, đan xen vườn cây, ngọn núi và những nếp nhà, tạo nên phong cảnh yên bình, trong lành cuốn hút. Đây là nơi có tiềm năng phát triển du lịch. Để hướng tới góp phần làm đa dạng điểm đến trong quần thể Du lịch tại Tỉnh Cao Bằng; phát triển du lịch bền vững, tạo động lực phát triển kinh tế địa phương; lan toả những giá trị bền vững và tạo ra sự thay đổi tích cực trong nhận thức cộng đồng; xây dựng một mô hình thương mại du lịch có chiều sâu và văn hoá làm việc chuyên nghiệp. Anh Dũng đã phối hợp với nhà cố vấn Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hải – Giảng viên Khoa Du lịch và Ngoại Ngữ Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam và một số người bạn, cùng nhau bắt tay đồng hành: Lên ý tưởng, khảo sát thu thập dữ liệu, tình khả thi dự án và đánh giá các tiêu chí “ tự nhiên, cộng đồng, hệ sinh thái trải nghiệm, thời tiết” …; định hướng khách hàng sẽ là dòng khách trung cấp và cận cao cấp. Đồng thời, đưa ra những giải pháp cụ thể, thiết thực, khả thi nhất để khi đi vào thực tế sẽ mang lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

Dự án Phong Nam Station tại xã Phong Nặm – huyện Trùng Khánh – tỉnh Cao Bằng

Năm 2023 dự án được tiến hành xây dựng, với hơn 80% vật liệu làm từ tre, vầu, mai. Với hệ thống: Khu tổ hợp dịch vụ Phong Nam Station (Nhà điều hành, bar, Bếp, khu vệ sinh, cảnh quan, cây xanh); Trang thiết bị (Nội thất, đồ gia dụng, thiết bị nhà hàng, café , chăn ga gối); Điện thắp sáng; Hệ thống lều Glamping (Lều camping, bàn ghế phụ kiện Camping). Quá trình thiết lập xây dựng mô hình dự án, được tạo nên bởi chính những nghệ nhân và người dân tại địa phương với hơn 2000 giờ lao động. Tổng mức đầu tư dự án 1.568.200.000đ.

Hiện nay dự án Phong Nam Station có các dịch vụ: Lưu trú (tiếp nhận được 25 khách có 02 Homestay đối tác là vệ tinh quanh khu vực) mức giá từ 230.000 - 1.500.000 VND; Ẩm thực (có đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm lâu năm về ẩm thực địa phương và các món Âu, đồ chay) mức giá từ 180.000 - 500.000đ; Đa dạng trong các tour trải nghiệm đạp xe, leo núi mức giá từ 300.000 - 2.500.000đ; Bán hàng (Giới thiệu và triển khai bán các sản phẩm và dịch vụ du lịch kết hợp với nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ, thực phâm). Để duy trì và phát triển dự án, dự án luôn chú trọng bằng hoạt động bằng Hệ thống quản lý đa kênh: OTA (Booking.com , Airbnb , Agoda , Hostelworld , Expedia); Meta search (Google , Tripadvisor . Trivago); Mạng xã hội (FaceBook , Instagram , Reddit); Công ty lữ hành, Trường học; đoàn thể; khách hàng trực tiếp. Trải qua  14 tháng triển trai hoạt động, dự án đã đạt doanh thu từ 20 triệu đồng/tháng lên đến 140 triệu đồng/tháng.

Phong Nam Station triển khai thực hiện, đã lan toả những giá trị, tích cực đến hệ sinh thái du lịch địa phương. Luôn luôn đề cao bản sắc dân tộc và giá trị vô giá của thiên nhiên, là một mô hình kinh doanh thương mại du lịch có quy mô vừa và nhỏ. Phù hợp với những xã có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Việc mang thương mai du lịch về bản làng tại xã Phong Nặm – huyện Trùng Khánh, đã mang những tín hiệu tích cực về kinh tế, văn hoá, đời sống tại địa phương. Đây là dự án tạo ra sinh kế cho người dân địa phương quanh Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít. Là nơi giao lưu phát triển và bảo tồn các giá trị thiên nhiên văn hoá địa phương. Trở thành điểm nhấn trong quần thể du lịch tại Tỉnh Cao Bằng: Chuỗi quần thể du lịch phía Đông Cao Bằng lấy Thác Bản Giốc làm trung tâm, các vệ tinh còn lại: Động Ngườm Ngao, Đồi Cỏ Vinh Quý Hạ Lang , Núi Mắt Thần, Phong Nậm - Ngọc Khê - Ngọc Côn , Phúc Sen - Phia Thắp Quảng Hoà. Làm sinh động và đa dạng điểm đến, sức hút không chỉ riêng cho cho du khách bốn phương khi đến Cao Bằng. Phong Nam Station đã đang và sẽ là cầu nối giữa các hoạt động bảo tồn và phát triển “Văn hoá  và Thiên nhiên địa phương”. Bằng sự trưởng thành về “Khả năng quản lý và làm chủ, tính linh hoạt, nâng cao giá trị sản phẩm, nhận thức về phát triển du lịch bền vững của cộng đồng tại địa phương. 

Từ thành công dự án đã tiếp thêm động lực, sự tự tin để chàng trai sinh năm 1987, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Du Lịch Phong Nam đã mạnh dạn đăng ký tham dự Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Cao Bằng. Tại buổi Chung kết Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Cao Bằng lần thứ nhất, năm 2023 – 2024, Trần Anh Dũng tác giả của dự án đã trình bày thuyết trình dự án về: Tính đổi mới sáng tạo ý tưởng của dự án; những điểm khác biệt của dự án và đã mang lại hiệu quả; quá trình hoạt động và hiện trạng của dự án; các dịch vụ cung cấp cho khách hàng; thành tựu lợi nhuận thực tết của dự án đã đem đến… đã được Ban tổ chức cuộc thi, đánh giá cao dự án có tính: Sáng tạo, có tâm huyết, đầu tư một cách nghiêm túc về thời gian và công sức. Biết tận dụng khai thác tài nguyên bản địa, tác giả của dự án đã biết biến lợi thế từng vùng địa phương, đem lại giá trị cao hơn để phục vụ đời sống cho cá nhân và tạo việc làm cho 8 lao động trẻ tại địa phương đang tham gia phục vụ các dịch vụ tại Phong Nam Station có thêm thu nhập./.

N.Th

Kết nối
wiget Chat Zalo Whatsapp Chat