Cơ quan chủ trì thực hiện: Hội Nông dân huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng Chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN: Thạc sĩ Nông Thị Nga, Phó trưởng phòng NN&PTNT Thời gian thực hiện: 2019 – 2022
I.Đặt vấn đề
Tam thất là một trong những cây dược liệu quý và rất có giá trị trên thị trường, các sản phẩm chủ yếu liên quan đến Tam thất phải kể đến là: Củ Tam thất, hoa và nụ hoa Tam thất, quả tam thất. Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây tam thất đều được dùng làm thuốc. Ngoài ra củ tam thất là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến, thì hoa của cây tam thất cũng được người xưa lưu tâm nghiên cứu và sử dụng. Theo dược thư cổ, hoa tam thất có vị ngọ, tinh mát, có công dụng thanh nhiệt(làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hóa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần thường được dùng để chữa các chứng bệnh như: Cao huyết áp, huyễn vựng(hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não…)
Việt Nam, nguồn dược liệu nói chung và Tam thất nói riêng chủ yếu được nhập khẩu và khai thác mọc tự nhiên nên càng ngày giảm dần và chưa được quan tâm nghiên cứu gây trồng. Kỹ thuật trồng tâm thất ở nước ta cũng còn khá sơ sài, chưa có hệ thống, chưa tập trung theo hướng trồng tham canh có năng suất cao, đặc biệt chưa gắn với từng vùng, địa phương, từng dạng lập địa cụ thể. Đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật trồng tam thất, trong đó đáng chú ý về: Độ tán che thích hợp/hoặc không cần che trực tiếp; chế độ bón phân; mật độ cây/m2; thời vụ trồng là những vấn đề hiện nay chưa được giải quyết cụ thể, cần phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn chính quy trình, cùng các biện pháp kỹ thuật trồng cho năng suất cao. Bên cạnh đó, do nhu cầu lớn trên thị trường, giá trị kinh tế cao làn cho nạn săn lùng khai thác quá mức trong nhiều năm, công tác bảo tồn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến nguồn tài nguyên dược liệu quý này ngày nàng cạn kiêt và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Từ những lý do trên và qua thực tế cho thấy một số địa phương như xã Thanh Long, huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng cây tam thất được nhân dân trồng từ những năm 70, 80, 90 của thập kỷ XX và cho giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ những, khí hậu trên địa bàn xã. Hơn nữa, UBND huyện Thông Nông (cũ) xây dựng đề án phát triển cây dược liệu trên đại bàn huyện Thông Nông giai đoạn 2017 – 2022 đã xác định rõ Tam thất là một trong những loại cây phát triển phù hợp với điều kiện của địa phương và đưa vào thực hiện. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện nhiệm vụ: “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và phát triển cây tam thất tại huyện hà Quảng, tỉnh Cao Bằng” nhằm đáp ứng mục tiêu bảo tồn gắn với phát triển lâu dài, đây là những vấn đề hết sức quan trọng cho trồng sản xuất và các nghiên cứu tiếp theo.
II. Mục tiêu nghiên cứu
III. Kết quả nghiên cứu
Chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN đã thực hiện đầy đủ 6 nội dung nghiên cứu theo thuyết minh được phê duyệt, cụ thể:
Nội dung 1: Điều tra thu thập mẫu giống cây tam thất tại các xã trên địa bàn huyện Thông Nông (cũ)
Qua điều tra thu thập mẫu giống cây tam thất trên địa bàn huyện là không có. Nhưng với điều kiện khí hậu thích hợp và cây tam thất đã được đưa về trồng tại xã Thanh Long từ những thập kỷ 70, cây sinh trưởng tốt và cho sản phẩm có giái trị cao. Vì vậy việc đưa giống cây tam thất ở nơi khác về trồng thử nghiệm là việc làm cần thiết. Tam thất là cây trồng có giá trị kinh tế cao, phát triển cây tam thất theo hướng ổn định, lâu dài với quy mô diện tích lớn, tập trung chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích trên cơ sở khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, KT – XH và thị trường gắn với việc bảo tồn, phát triển nguồn gen quý hiếm goposp phần tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập, nâng cao đời sống đồng bào vùng cao.
Nội dung 2: Hoàn thiên quy trình kỹ thuật nhân giống cây tam thất bằng hạt
-Xây dựng vườn ươm: Địa điểm thực hiện vườn ươm tại xóm Tặc Té, xã Thanh Long, huyện Hà Quảng; Diện tích vườn ươm: 200m2, có hệ thống mái che, độ tán che 70% ánh sáng bằng lưới màu đen, lưới bảo vệ xung quanh; Luống gieo hạt lên cao 20cm, luống có chiều rộng 1m, chiều dài 2,5m, có rãnh thoát nước, tránh bị ngập úng khi mưa nhiều. Giá thể: Đất đồi + 1% NPK + 10% phân vi sinh (có thể dùng phân chuống hoai thay thế phân vi sinh)
- Chọn hạt giống: Hạt giống phải được lấy từ quả cây tam thất ít nhất 3 năm tuổi trở lên, chọn những quả chín mọng cho ủ vào túi nilong buộc kín để trong nơi mát từ 2 – 3 ngày cho vỏ chín mềm, sát sạch thịt quả rửa sạch và hong khô, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Đối với cây tam thất sau khi hạt được chuẩn bị thì tiến hành gieo luôn, việc bảo quản qua năm hạt sẽ khiến giảm chất lượng hạt và tỷ lệ nảy mầm thấp.
- Xử lý hạt: Hạt được đem ngâm trong nước ấm (3 sôi + 2 lạnh) khoảng 40 – 450C trong vòng 15 phút, tiếp đến ngâm trong nước lạnh sạch sau 8h, rồi mang đi gieo xuống giá thể đã chuẩn bị sẵn. Nếu hạt tam thất có tại chỗ chúng ta có thể tiến hành gieo thẳng hạt xuống đất không qua xử lý tỷ lệ mọc đạt 80%
- Gieo hạt: Hạt gieo xuống được phủ một lớp đất giá thể lên khoảng từ 1 -2 cm. Trên bề mặt luống cần phủ 1 lớp lá thông mã vĩ khô (có thể thay thế bằng lá guột, tế). Giá thể được xử lý với chế phẩm sinh học Trichodecma, được trộn với chế phẩm chống kiến và mối, trước khi gieo hạt tưới 1 lần bằng nước sạch.
- Thời vụ: Thời vụ gieo hạt tam thất được thực hiện từ tháng 12 đến tháng 2 dương lịch năm kế tiếp.
- Chăm sóc: Vườn gieo hạt cần được che chắn kín tránh chuột và côn trùng. Khi cây con nhú ra khỏi mặt đất (khoảng sau 30 ngày) sau 2 tuần thì phun một lần thuốc diệt nấm sử dụng thuốc có thành phần Metalaxyl M kết hợp với Manozeb có tác dụng tốt trong phòng và trừ các bệnh trên lá cây tam thất. Tam thất cơ bản không phải tưới nước, nếu trời không mưa thì bổ sung bằng cách dùng bình phun nước sạch lên bề mặt luống.
- Thu hoạch cây giống: Vào khoảng tháng 12 dương lịch, khi cây giống cao khoảng 10 – 13 cm, lá cây xanh đậm có dấu hiệu già đi, mầm mới bắt đầu nhú từ 0,5 – 1cm từ củ thì có thể khai thác giống cây con đem đi trồng sản xuất. Giống khai thác được nhổ cả rễ, ngắt phần thân củ cách củ khoảng 2 – 3cm phần mầm mới không bị tổn thương là đạt tiêu chuẩn.
Nội dung 3: Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cây tam thất
-Xác định lập địa trồng: Đề tài đã tiến hành khảo sát tại một số xóm của xã Thanh Long và lựa chọn địa điểm thực hiện mô hình tại xóm Tặc Té, xã Thanh Long với diện tích trồng trên 2,5ha. Tiêu chuẩn trồng cũng rất khắt khe đảm bảo về điều kiện chăm sóc, quản lý, độ cao, khí hậu, chất đất cũng như lịch sử canh tác của khu đất. Khu vực để lựa chọn mô hình có độ cao 1.200m so với mặt nước biển, điều kiện khí hậu mát mẻ quanh năm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển năng suất và chất lượng cây: Nhóm đề tài đã nghiên cứu 3 công thức với thời gian trồng khác nhau nhằm tìm ra thời vụ phù hợp cho trồng tam thất. cụ thể:
CT1: Thời vụ trồng tháng 2; CT2: Thời vụ trồng tháng 3; CT3: Thời vụ trồng tháng 4
Kết quả nghiên cứu cho thấy cây có tỷ lệ mọc dao động khoảng từ 30 – 92% công thức 1 trồng trong tháng 2 có tỷ lệ cao nhất, chiều cao cây sau 6 tháng trồng đạt 30,5cm; Công thức 3 trồng trong tháng 4 có tyre lệ mọc thấp nhất 30%, chiều cao cây sau 6 tháng trồng mới 21,3cm; Công thức 2 thời vụ trồng tháng 3 tỷ lệ mọc chỉ đạt 67%.
-Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng cây tam thất: Nhóm nghiên cứu đã lập thành 3 công thức mật độ khác nhau nhằm tìm ra mật độ phù hợp cho trồng cây tam thất: CT1: 20cm X 20cm; CT2: 20cm X 30cm; CT3: 20cm X 40cm qua 3 công thức cho thấy kết quả cho thấy mật độ trồng sản xuất có thể sử dụng ở công thức 1 và 2 để thực hiện nhằm tiết kiệm tối đa diện tích trồng.
Nội dung 4: Xây dựng mô hình trồng cây tam thất tại huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng theo tiêu chuẩn “thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” (GAP – WHO)
Mô hình trồng tam thất tại xóm Tặc Té, xã Thanh Long được thực hiện theo hướng tiêu chuẩn “thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” (GAP – WHO), trong quá trình triển khai mô hình đã được thực hiện nghiêm túc các bước: Chọn giống, địa điểm, môi trường sinh thái và tác động xã hội; Khí hậu, thổ nhưỡng, chăm sóc, phòng trừ bệnh hại… thu hái hoa, thân lá vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm, việc thu hái hoa thực hiện vào buổi chiều dùng kéo cắt hoa; Sơ chế của tam thất:. Phơi ở thời gian 15 ngày củ khô , mặt củ căng và sờ củ có độ cứng, mùi thơm.
Nội dung 5: Kết quả tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật nhân giống và sản phẩm cây tam thất cho địa phương:
Tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật nhân giống và chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tam thất cho cán bộ và nông dân huyện Hà Quảng: đã tổ chức 01 lớp tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tam thất số lượng 40 người. tại lớp huấn các học viên đã nắm được quy trình nhân giống bằng hạt, quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tam thất.