Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống mận máu đặc sản cho năng suất, chất lượng cao tại Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
Cơ quan chủ trì thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Rau, hoa, quả Gia Lâm Chủ nhiệm dự án: Thạc sĩ Hoàng Văn Toàn Thời gian thực hiện: 2018 - 2021 Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học Nông nghiệp
I. Đặt vấn đề:
Cao Bằng là tỉnh miền núi phía Bắc, có nhiều ưu thế về khí hậu, địa lý và đất đai phát triển cây mận. Theo số liệu thống kê diện tích mận toàn tỉnh là trên 300ha, trong đó các huyện có nhiều mận là Thạch An, Nguyên Bình, Hạ Lang, Hà Quảng, Bảo Lạc, Trà Lĩnh…, tuy nhiên khâu giống là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và khả năng phát triển sản xuất giống mận máu.
Qua các nghiên cứu cho thấy cây mận gặp khó khăn trong quá trình phát triển, đó là sự xuống cấp của các vườn cây, giống thoái hóa, chất lượng suy giảm (quả nhỏ, chua, mẫu mã xấu); sâu bệnh hại đa dạng và nguy hiểm (sâu đục quả, bệnh chảy gôm); quy trình kỹ thuật chăm sóc chưa được hoàn thiện để phù hợp với điều kiện sản xuất của khu vực (các vấn đề ẩm độ đất, tăng tỷ lệ đậu quả, hạn chế rụng quả non, chống nứt quả…); các TBKT về cây ăn quả được ứng dụng còn ít, chưa đồng bộ; hiện tượng cách niên ra quả, năng suất thấp khá phổ biến.
Với thực trạng sản xuất tự phát của người dân theo nhu cầu thị trường và hiệu quả kinh tế nên nhiều hộ tự làm giống, nhiều nhà vườn mua giống ở các cơ sở chưa đảm bảo uy tín, mắt ghép không đủ tiêu chuẩn của cây đầu dòng dẫn đến giống không đảm bảo chất lượng hoặc chất lượng giống không đồng đều trước thực trạng trên việc triển khai dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống mận máu đặc sản cho năng suất, chất lượng cao tại Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng” là rất cần thiết có ý nghĩa thực tiễn cao nhằm bảo tồn, phát triển và mở rộng quy mô canh tác giống mận bản địa thành vùng sản xuất hàng hóa có năng suất cao, sản lượng ổn định, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương.
II. Mục tiêu nghiên cứu:
- Xây dựng được 01 mô hình vườn ươm nhân giống mận máu đặc sản tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, quy mô 1000m2 (tương đương 8.500 cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn)
- Phát triển và mở rộng diện tích trồng mới cây mận máu đặc sản tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, quy mô 15 ha;
- Xây dựng 01 mô hình thâm canh cây mận máu đặc sản tại xã Phan Thanh và xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, quy mô 0,5 ha;
- Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên cơ sở và người nông dân về kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây mận máu.
III. Kết quả nghiên cứu:
Dự án đã thực hiện đầy đủ 05 nội dung theo thuyết minh được phê duyệt, cụ thể:
- Nội dung 1:
+ Đã tiến hành điều tra, đánh giá tình hình sản xuất mận tại 4 xã của huyện Bảo Lạc với tổng số 200 phiếu bao gồm 5 nhóm thông tin với 47 chỉ tiêu cần thu thập.
+ Có 5 giống mận chính là mận chín sớm, mận thép (thu hoạch tháng 4-5), mận tam hoa (tháng 5-6), mận máu, mận tháng 6 (tháng 6-7). Đất trồng mận tại các xã chủ yếu là đất xám đen (chiêm 65,0%), đất sét đỏ vàng (28,7%) là đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng pH 4,5-6,0, đất dốc < 100 chiếm gần 80,8%, đất không Chủ động được nước tưới chiếm 78,6%.
+ Quy hoạch các vùng trồng mận máu ở những nơi có nhiệt độ TB/năm là 21,8oC, ẩm độ /TB năm 84,4%, lượng mưa TB/năm 1.495,8mm phù hợp cho cây mận sinh trưởng, phát triển. Nhiệt độ các tháng mùa đông thấp dưới 20,0oC, thích hợp cho cây qua đông và phân hóa mầm hoa. Tuy nhiên ẩm độ các tháng này trên 90%, trungf voiws thoiwf gian caay ra hoa, ảnh hưởng đến khả năng đậu quả của cây và chỉ có những điểm có độ lạnh từ 300 CU - 600 CU mới có thể phát triển trồng được như một số điểm của các xã Phan Thanh, Khánh Xuân, Hồng An, Huy Giáp, Xuân Trường.
+ Mận được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp chiết cành (>80%) và ghép (15 - 17%), ngoài ra giâm rễ 3-5%, chủ yếu là vườn tạp.
+ Đã xác định bước đầu 6 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sinh trường, phát triển, năng suất, chất lượng mận, đó là: Quy hoạch vùng trồng; Giống, Nhân giống; Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc; Đào tạo, tập huấn, tài liệu, thông tin; Dịch vụ vật tư, dịch vụ làm vườn; Thị trường tiêu thụ
+ Đã xây dựng và đề xuất 6 giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của cây mận: Quy hoạch vùng trồng; Giống và kỹ thuật nhân giống; Quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất; Đào tạo, tập huấn; Dịch vụ vật tư và dụng cụ làm vườn; Quảng bá sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
- Nội dung 2:
+ Đã xây dựng được 01 vườn ươm nhân giống tại xã Phan Thanh, huyện Bảo Lạc với quy mô 1000m2.
+ Nhân giống đủ 10.000 cây mận máu đặc sản ưu tú bằng phương pháp ghép đoàn cành đủ tiêu chuẩn xuất vườn: Cây sinh trưởng tốt, không có bệnh chảy gôm. Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn là 89%.
- Nội dung 3: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng mới giống mận máu đặc sản tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, quy mô 15 ha.
+ Mô hình trồng mới giống mận máu đặc sản ưu tú sinh trưởng và phát triển tốt, có các cành định dạng khung tán cấp 1,2 theo yêu cầu, không phát hiện sâu bệnh hại nguy hiểm như chảy gôm, thối rễ. Cụ thể các cây mận máu có chiều cao TB 1,5 - 2,2m; đường kính tán cây đạt TB 0,7 - 1,3m và đường kính gốc là 1,7 - 2,2cm, cây mận có sức sinh trưởng tốt, cành lá xum xuê, không phát hiện sâu bệnh hại nguy hiểm, một số cây đã bói quả.
+ Tổ chức 1 hội nghị đầu bờ thăm mô hình trồng mới tại xã khánh xuân cho 50 lượt người tham gia.
- Nội dung 4:
+ Mô hình thâm canh mận máu thời kỳ kinh doanh đạt so với kế hoạch ban đầu: Quy mô 0,5 ha, số lượng 200 cây; Quả to trung bình 19,78g/quả, mã quả đỏ thẫm, sáng bóng, quả ngọt (Brix đạt 11,25%), hàm lượng Vitamin C đạt 4,81mg/100g; tanin 0,251%; NSTB đạt 21,11kg/cây, cao gấp 1,5 lần so với khu vực.
+ Tổ chức 1 hội nghị đầu bờ thăm mo hình thâm canh tại Hội trường nhà văn hóa xóm Kha Rào, xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc với 50 lượt người tham gia.
- Nội dung 5:
+ Đào tạo 10 kỹ thuật viên cơ sở và chuyển giao Quy trình kỹ thuật trồng, thâm canh tổng hợp cây mận đặc sản và được cấp chứng chỉ đào tạo.
+ Tổ chức tập huấn 2 lớp/100 người dân tại xã Khánh Xuân và xã Hồng An về kỹ thuật trồng mới, chăm sóc, thâm canh tổng hợp cây mận bản địa. 100% hộ dân tham gia tập huấn đều nắm bắt được quy trình kỹ thuật.
- Đánh giá về hiệu quả dự án mang lại:
+ Hiệu quả vè Khoa học và công nghệ: Kết quả của dự án đã bảo tồn và phát triển được nguồn gen giống mận máu bản địa của tỉnh. Kết quả của dự án là các Quy trình kỹ thuật công nghệ tiên tiến được hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện khu vực, các tài liệu kỹ thuật, các thông tin, hình ảnh thực tế, dễ hiểu nên người dân dễ áp dụng và đạt hiệu quả cao.
+ Hiệu quả về kinh tế và xã hội: Việc phát triển hiệu quả nguồn gen cây trồng, đặc biệt là những cây trồng bản địa có giá trị đặc sản, không chỉ là trách nhiệm của mỗi quốc gia, mà những cây trồng đặc sản còn mang lại một giá trị cạnh tranh rất lớn. Chính vì thế, ngoài giá trịn khoa học đóng góp vào lĩnh vực khai thác và phát triển nguồn gen, thì những kết quả nghiên cứu khi được ứng dụng vào sản suất sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Các mô hình canh tác tiên tiến và công tác đào tạo, taapj huấn, chuyển giao kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay của bà con nông dân. Từng bước thay đổi nhận thức của người dân về sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nền sản xuất hàng hóa gắn với thị trường trong nước từ đó nâng cao vị thế của sản phẩm. Người dân trực tiếp tham gia các mô hình được thừa hưởng năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động góp phần giảm đói nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, góp phần ổn định xã hội.
Giúp người dân trồng cây mận trên địa bàn các xã tiếp cận và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, trồng, thâm canh cây ăn quả từ khâu trồng, chăm sóc, thu hái.