Chào mừng đến với Cổng thông tin Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Cao Bằng
Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng và chế biến dược liệu Hà Thủ Cao Bằng

Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng và chế biến dược liệu Hà Thủ Cao Bằng

Ngày 25-01-2024 Lượt xem 143

Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng và chế biến dược liệu Hà Thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Cơ quan chủ trì thực hiện: Công ty TNHH Quan Đạo Chủ nhiệm dự án: KS. Bế Nông Lâm Thời gian thực hiện: 12/2018 – 6/2022

I – Mục tiêu chung

Ứng dụng thành công các tiến bộ KH&CN trong nhân giống, trồng trọt, thu hoạch theo tiêu chuẩn GACP – WHO; bảo quản, sơ chế, sản xuất cao và một số sản phẩm từ Hà Thủ ô tại huyện Bảo lạc, tỉnh Cao Bằng.

II – Mục tiêu cụ thể

- Tiếp nhận thành công các quy trình công nghệ do đơn vị hỗ trợ công nghệ chuyển giao về nhân giống, trồng trọt thu hoạch và sơ chế, chế biến dược liệu Hà Thủ ô đỏ.
- Xây dựng thành công các mô hình nhân giống với vườn giống quy mô 1.000m2; mô hình trồng và khai thác cây dược liệu Hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng với tổng diện tích 30ha.
- Xây dựng mô hình thu hoạch, bảo quản, sơ chế, sản xuất các sản phẩm từ Hà thủ ô đỏ với hệ thống nhà xưởng, kho chứa, nhà chế biến (theo quy trình 1 chiều)…tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Công suất sơ chế: 100kg khô/ngày; mô hình sản xuất cao Hà thủ ô đỏ công suất: 100kg cao/ngày.
- Đào tạo 05 cán bộ kỹ thuật; tập huấn 100 lượt hộ dân tại địa phương về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch Hà thủ ô đỏ.

III – Kết quả nghiên cứu

Nội dung 1: Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình nhân giống, trồng, thu hoạch, sơ chế và chế biến cao Hà thủ ô phù hợp với điều kiện huyện Bảo lạc, tỉnh Cao Bằng.

Từ kết quả điều tra hiện trạng sản xuất dược liệu ở vùng dự án đã phản ánh, mặc dù người dân ở đây thu nhập bằng nông nghiệp, nhưng nhận thức và sự am hiểu về các tiến bộ kỹ thuật dễ áp dụng vào thực tế sản xuất dược liệu còn hạn chế. Chính vì vậy, đơn vị chuyển giao công nghệ đã tổ chức biên soạn tài liệu và thực hiện chuyển giao 05 quy trình công nghệ sau:

  • Quy trình nhân giống cây Hà thủ ô đỏ (01 quy trình)
  • Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Hà thủ ô dưới tán rừng (01 quy trình)
  • Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Hà thủ ô tập trung nơi đất trống (Nương, đồng ruộng… 01 quy trình)
  • Quy trình thu hoạch sơ chế và bảo quản dược liệu Hà thủ ô đỏ (01 quy trình)
  • Quy trình công nghệ và dây chuyền thiết bị sản xuất cao Hà Thủ ô đỏ quy mô 100kg/ngày( 01 quy trình)

Các quy trình kỹ thuật được xây dựng hoàn thiện đảm bảo phù hợp với điều kiện áp dụng thực tiễn tại địa phương (huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng); Tài liệu mô tả quy trình công nghệ đảm bảo ngắn gọn, rõ ràng, dễ tiếp thu thực hiện. Trên cơ sở các tài liệu biên soạn, đơn vị chuyển giao công nghệ đã tiến hành trao đổi với các cán bộ kỹ thuật của dự án và tổ chức đào tạo lực lượng kỹ thuật viên về những nội dung kỹ thuật, công nghệ sử dụng để xây dựng, thực hiện các mô hình thuộc dự án, kết quả đào tạo được 05 kỹ thuật viên và được cấp giấy chứng hận đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở đào tạo theo quy định; 02 lớp tập huấn cho nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc và sơ chế, bảo quản  Hà thủ ô đỏ Bảo Lạc.

Nội dung 2: Xây dựng các mô hình sản xuất giống, trồng, sơ chế và sản xuất cao Hà thủ ô đỏ.

Mô hình nhân giống dược liệu Hà thủ ô đỏ:

Chọn địa điểm xây dựng mô hình nhân giống:

Địa điểm triển khai xây dựng mô hình vườn ươm nhân giống Hà thủ ô đã được tổ chức chủ trì lựa chọn, xác định tại khu đất nhà máy sản xuất gạch, trụ sở của Công ty TNHH Quan Đạo tại xóm Cốc Mặn, xã Thượng Hà, huyện Bảo lạc Cao Bằng; đơn vị đã quy hoạch khu vực vườn giống với diện tích ban đầu rộng 1.000m2 để xây dựng mô hình vườn ươm giống Hà Thủ ô đỏ kết quả đạt được:

Đã xây dựng được 1.000m2 vườn ươm giống tại thông Cốc Mặn, xã Thượng Hà, huyện Bảo lạc, tỉnh Cao Bằng, đạt yêu cầu so với kế hoạch; Thời vụ giâm hom từ tháng 2 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 11; Thời gian xuất vườn sau khi giâm được 90 ngày, cây giống cao 10 – 20 cm, bộ rễ khỏe mạnh, không nhiễm sâu bệnh hại, tỷ lệ xuất vườn đạt 80%; Số lượng cây giống đã sản xuất đạt tiêu chuẩn: 540.000 cây (hoàn thành với tỷ lệ 108% so với thuyết minh dự án đã phê duyệt).

Kết quả mô hình trồng Hà thủ ô đỏ tập trung (nơi đất trống): Theo dự án trong 02 năm 2019 – 2021 đã trồng được 08ha. Tổng diện tích mô hình thực hiện đạt 100% kế hoạch đề ra. Tuy nhiên quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn do thời tiết không thuận lợi, rét đậm, rét hại kéo dài làm cây chết, phải trồng đi, trồng lại nhiều lần.

Kết quả mô hình trồng Hà thủ ô đỏ phân tán dưới tán rừng: Năm 2019 – 2021 trồng được 15 ha. Tổng diện tích mô hình thực hiện đạt 60% theo kế hoạch, thuyết minh dự án đề ra ban đầu (15/25ha). Nguyên nhân không thực hiện đạt mục tiêu ban đầu là do quá trtinhf thực hiện gặp nhiều khó khăn do thời tiết không thuận lợi rét đậm, rét hại kéo dài làm cây chết, phải trồng dặm lại nhiều lần; người dân triển khai thực hiện song song với việc trồng cây lương thực khác nên quá trình trồng cây Hà thủ ô không áp dun gj đúng hoàn toàn theo quy trin hf hướng dẫn. Ngoài ra, tỷ lệ sống của cây hà thủ ô trông theo mô hình dưới tán rừng đạt thấp do vấn đề nước tưới không chủ động và sự cạnh tranh dinh dưỡng của cây rừng, cỏ dại với hà thủ ô đỏ, dẫn đến hiệu quả trồng dược liệu Hà thủ ô dưới tán rừng thấp hơn khi trồng tập trung…

Kết quả xây dựng mô hình sơ chế dược liệu Hà thủ ô đỏ: Trong khuôn khổ thực hiện dự án, nguyên liệu của Hà thủ ô đỏ tươi sử dụng trong mô hình sơ chế biến được doanh nghiệp thực hiện thu mua của người dân bán tại các chợ phiên thị trấn Bảo lạc (người dân khia thác dược liệu tự nhiên) để thực hiện sản xuất, sơ chế thành dược liệu Hà thủ ô khô, do các mô hình trồng dược liệu của Dự án chưa thể cho thu hoạch. Tuy nhiên, đối với dự án này, dược liệu Hà thủ ô đỏ khô sơ chế được (1.200kg) được bảo quản và sử dụng làm nguồn nguyên liệu cho mô hình sản xuất cao Hà thủ ô đỏ, chứ không bán sản phẩm ra thị trường.

Kết quả mô hình sản xuất Cao Hà thủ ô đỏ: Dự án đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống dây chuyền sản xuất đạt công suất 100 kg cao/mẻ với hệ thống dây chuyền đồng bộ; Ngoài dược liệu Hà thủ ô đỏ, hệ thống dây chuyền còn thực hiện chiêt xuất được đối với tất cả các loại dược liệu; Công ty TNHH Quan Đạo đã tiến hành thủ tục mua sắm hệ thống thiết bị dây chuyền công nghệ chế biến, sản xuất dược liệu theo đúng quy định của Luật Đấu thầu và đã đầu tư lắp đặt; Thời gian tiếp thu chuyển giao công nghệ từ ngày 10/3 – 20/3/2021; Số lượng nhân công được nắm bắt và làm chủ công nghệ chuyển giao 04 người.

Kết quả sản xuất thử nghiệm sản phẩm Cao Hà thủ ô đỏ: Trong khuôn khổ dự án, đơn vị chủ trtif đã sản xuất, chế biến được 04 mẻ cao Hà thủ ô đỏ Bảo lạc theo đúng quy  trình công nghệ được chuyển giao trên dây chuyền hệ thống chiết xuất và cô dặc tuần hoàn chân không.

Kết quả thực hiện các nội dung nhằm đưa sản phẩm ra thị trường: Để đưa sản phẩm cao Hà Thủ ô ra thị trường, Công ty TNHH Quan Đạo đã tích cực triển khai các hoạt động n hằm xúc tiến, thúc đẩy đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ đảm bảo yêu cầu cụ thể: Tổ chức xây dựng thiết kế và in ấn logo (thương hiệu doanh nghiệp), nhãn mác. Bao bì đóng gói cao Hà thủ ô đỏ; Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; Tiến hành đăng ký mã số - mã vạch cho sản phẩm Cao hà thủ ô đỏ; Lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho sản phẩm Hà thủ ô đỏ cửu chưng cửu sái và cao Hà thủ ô của doanh nghiệp sản xuất theo dự án đã được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cấp Giấy chứng nhận số 23/2021/NNPTNT – CB; Thúc đẩy tạo lập kênh tiêu thụ sản phẩm Cao Hà thủ ô Bảo Lạc, Cao bằng trên thị trường tỉnh Cao Bằng: đã đưa sản phẩm vào giới thiệu, tiêu thụ tại một số đại lý, cửa hàng ở thành phố Cao Bằng và thị trấn Bảo Lạc…

Nội dung 3: Đào tạo tập huấn

Đào tạo được 05 kỹ thuật viên nắm bắt, làm chủ quy trình công nghệ sản xuất, được cấp chứng chỉ GACP – WHO về phương pháp trồng, chăm sóc sơ chế và bảo quản các sản phẩm của Hà thủ ô đỏ.; Tổ nghiên cứu trồng và chế biến: 02 kỹ sư nông nghiệp thực hiện nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất chung, 2 tổ trưởng chịu trách nhiệm điều hành công việc hàng ngày và 15 lao động địa phương, tổ vận hành máy móc..; Tổ chuyên gia để chuyển giao công nghệ, tập huấn đào tạo, tư vấn giám sát việc thực hiện quy trình n hân giống, tư vấn máy móc, thiết bị; Tổ chức hướng dẫn, đào tạo, tập huấn cho bà con nông dân nhân giống, trồng sơ chế dược liệu Hà thủ ô đỏ.

Kết nối
wiget Chat Zalo Whatsapp Chat